Kênh kết nối

Vị trí thủ môn và luật thủ môn sân 7 người, 11 người

Tin bóng đá | by Đàm Ngọc Thành

Trong các trận đấu bóng đá, thủ môn chính là một trong những vai trò quan trọng bậc nhất. Vị trí này cũng sẽ có những quy tắc vô cùng phức tạp mà những người đã và đang có ý muốn trở thành một thủ môn cần phải nắm rõ.

Vì thế, trong bài viết này, sẽ tổng hợp về vị trí thủ môn và luật thủ môn sân 7 người, 11 người cho các bạn cùng tìm hiểu nhé.

Thủ môn là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách làm thủ môn, bạn hãy cùng nhà cái DK8 xem qua khái niệm về thủ môn nhé.

Vị trí của thủ môn trên sân bóng

Thủ môn là một vị trí rất quan trọng

Thủ môn là một vị trí rất quan trọng

Thủ môn có tên tiếng Anh là Goalkeeper, chính là người giữ và bảo vệ khung thành của đội khỏi những đợt “tấn công” của đội đối thủ. Vì thế, vị trí đứng của các thủ môn sẽ là ở cuối cùng, trước khung thành và sau các cầu thủ hậu vệ.

Nhiệm vụ của các thủ môn chính là bảo vệ khung thành và ngăn chặn đối phương đưa bóng vào lưới của đội nhà. Vì thế, có thể nói thủ môn chính là một vai trò vô cùng quan trọng, từng hành động của thủ môn có thể ảnh hưởng đến việc thắng thua của cả đội.

Vai trò và quyền lợi của thủ môn trên sân bóng

Thủ môn có thể thực hiện bất cứ hành động gì từ chuyền bóng, phát bóng hay thậm chí là ghi bàn. Có thể nói, những gì mà các cầu thủ khác làm được thì thủ môn cũng có thể thực hiện được.

Ngoài nhiệm vụ chính là bảo vệ khung thành của đội nhà, thủ môn còn là người sẽ triển khai phát bóng lên tuyến trên. Những lần phát bóng này cũng mang tính quyết định vì người thủ môn cần phải sút hoặc ném bóng chuẩn xác về phía đồng đội của mình. Vì thế, ngoài kỹ năng bắt bóng tốt, một thủ môn chuyên nghiệp cũng cần phải nâng cao kỹ năng đá đường chuyền ngắn.

Những điểm khác biệt giữa thủ môn và các cầu thủ khác

Thủ môn sẽ có màu áo khác biệt với các cầu thủ khác

Thủ môn sẽ có màu áo khác biệt với các cầu thủ khác

Trong trận đấu bóng đá, thủ môn là người duy nhất được dùng tay để chơi bóng, phát bóng. Tuy nhiên, phạm vi cho phép người thủ môn có thể chơi bóng bằng tay là 16m50 trên sân nhà. Khi rời vòng cấm, họ tuyệt đối không được dùng tay.

Ngoài vị trí đứng ra thì ta còn có thể phân biệt thủ môn và những cầu thủ khác thông qua màu áo. Thông thường, các thủ môn sẽ có một màu áo riêng biệt, khác hoàn toàn với cả đội, kể cả găng tay cũng sẽ không giống những đồng đội của mình. Bên cạnh đó, số áo cũng có thể cho ta biết được vị trí thủ môn. Vì thông thường những người nắm giữ vị trí này sẽ chọn số 1 hoặc 99.

Luật thủ môn sân 7 người, 11 người

Thủ môn cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn

Thủ môn cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn

Mỗi loại hình sân thi đấu sẽ có các luật khác nhau giành riêng cho thủ môn. Hiện nay, có 2 loại sân được sử dụng phổ biến nhất là sân 7 người và sân 11 người. Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sân 7 người nhé.

  • Vị trí và phạm vi: Thủ môn sẽ đứng trước khung thành và được tự do di chuyển, cũng như chạm bóng trong phạm vi 16,50m. Ngoài phạm vi này, thủ môn vẫn có thi di chuyển nhưng không được dùng tay để chạm bóng.

  • Quy định về trang bị thủ môn: Để đảm bảo an toàn cho đôi tay, các thủ môn cần phải trang bị cho mình những đôi găng tay thủ môn chuyên dụng. Ngoài ra, những đôi giày thể thao chất lượng và chắc chắn cũng là thủ không thể thiếu cho quá trình bảo vệ khung thành của thủ môn.

  • Quy định về thời gian giữ bóng: Đối với sân 7 người, sau khi cứu thua, thủ môn được phép giữ bóng trên tay trong vòng 6 giây. Sau đó, bóng cần phải được chuyền cho những người khác để tiếp tục trận đấu.

  • Quy định về đá phạt đền: Khi đá phạt đền, thủ môn cần phải đứng trên biên gôn và chỉ được di chuyển sau khi cầu thủ sút bóng. Lúc này, các thủ môn chỉ được quyền đi qua trái hoặc phải, không được phép tiến lên trước.

Những hành vi được coi là phạm luật của thủ môn

Tuy thủ môn có rất nhiều quyền lợi, nhưng vị trí này cũng có rất nhiều luật cấm. Bạn hãy theo dõi và nắm vững để tránh bị phạt trong lúc thi đấu nhé.

  • Sau khi phát bóng, thủ môn không được phép chạm lại bóng bằng tay lần 2 cho đến khi có cầu thủ khác chạm được vào bóng.

  • Trong các tính huống bóng chết, các thủ môn chỉ được dùng chân để phát bóng lại.

  • Thủ môn chỉ được dùng tay phát bóng trong vòng cấm. Vòng cấm của thủ môn bao nhiêu mét đã được DK8 đề cập ở phía trên.

  • Đối với trường hợp cầu thủ đội nhà có ý chuyền bóng về phía thủ môn, thủ môn chỉ được quyền bắt bóng bằng chân. Nếu tình thế bóng đang nguy cấp, sắp sửa dẫn đến tình huống ghi bàn thì người thủ môn có quyền dùng tay bắt bóng.

Top 5 thủ môn hay nhất thế giới

Peter Schemeichel là một trong những thủ môn huyền thoại của thế giới

Peter Schemeichel là một trong những thủ môn huyền thoại của thế giới

Chúng ta hãy cùng điểm qua một số gương mặt nổi tiếng, đã trở thành biểu tượng cho vị trí thủ môn trong bóng đá nhé.

  • Sepp Maier: Maier được xem là một trong những thủ môn xuất sắc nhất lịch sử Bayer Munich với 3 lần vô địch Cup C1 và 2 lần vô địch World Cup năm 1972 và 1976.

  • Dino Zoff: Trong sự nghiệp thi đấu, Dino Zoff đã có 6 lần vô địch Serie A và 1 lần vô địch World Cup năm 1982.

  • Gianluigi Buffon: Thành tích nổi bật của ông là 8 lần vô địch Serie A và 1 lần vô địch World Cup 2006. Ông được Tờ Goal bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất lịch sử.

  • Peter Schemeichel: Khi thi đấu với màu áo của Man United, Peter Schemeichel đã có cú ăn 3 lịch sử. Sau đó, ông cùng với đội tuyển Đan Mạch đã giành được chức vô địch EURO năm 1992.

  • Edwin van der Sar: Thủ thành người Hà Lan có kỹ năng chân chuyền tuyệt vời. Ông cùng với Ajax và Old Trafford đã có được những chức vô địch danh giá.

Tổng kết

Để trở thành một thủ môn xuất sắc, bạn cần phải hiểu rõ về vị trí thủ môn và luật thủ môn sân 7 người, 11 người. Những thông tin này đã được tổng hợp trong bài viết trên. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

❰ quay lại